BANER FLASH
GIÁ VÀNG
TỶ GIÁ NGOẠI TỆ
GIÁ CÀ PHÊ
CHỨNG KHOÁN
  
Widget by songvuikhoe99  

HINH 1

Giới thiệu tổng quan Gia Lai I. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30’ độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, ...

HINH 2

Di tích lịch sử- văn hoá Tây Sơn Thượng Đạo An Khê Đình (Đình ngoài) Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em nhà họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê, Kbang của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo này, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng

HINH 3

Kiến trúc nhà rông Nhà rông được xây dựng rất lớn, bề thế, được trang trí đẹp là nơi gặp gỡ bàn bạc của các đại diện gia đình (là đàn ông) với già làng để giải quyết những công việc liên quan đến mọi thành viên trong buôn làng, là nơi tổ chức các lễ (lễ đâm trâu, lễ sửa nguồn nước, lễ bỏ mả, lễ chiến thắng…).

HINH 4

Nhớ Anh hùng Núp Theo giấy tờ, Anh hùng Núp sinh năm 1914 và đến đầu tháng 7 tới đây, sẽ chẵn 10 năm, kể từ ngày ông mất. Những người dân Gia Lai hồi đó, hẳn chưa quên tang lễ ông, một đám tang đông đúc lạ thường, nếu không muốn nói là kỷ lục về số người đi đưa. Có lẽ, chỉ cần nêu lại con số 178 vòng hoa viếng thôi cũng

HINH 5

Đồi Thông Đăk Pơ Đồi thông Đak Pơ. Đak Pơ được thiên nhiên ưu đãi một khu rừng thông tự nhiên và thảo nguyên cỏ tranh cạnh bên đã tạo nên một vị trí thật hấp dẫn cho đầu tư khu du lịch tại đây, vùng đất này thường được gọi là “Đồi thông Đak Pơ”. Là một rừng thông tự nhiên có hơn 40 năm tuổi, có mật độ khoảng 500 đến 600cây/ha, đường kính cây khoảng 40cm trở lên,

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

HAP DAN PHO NUI


Đà Lạt từ lâu nổi tiếng với núi Langbian, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, suối Cam Ly, thác Prenn, thác Gougah... thì Pleiku cũng nổi tiếng với núi Hàm Rồng, hồ Tơ Nưng, thác Yaly, thác Đá... nằm giữa lòng Trường Sơn hùng vĩ.

Đà Lạt từ lâu nổi tiếng với núi Langbian, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, suối Cam Ly, thác Prenn, thác Gougah... thì Pleiku cũng nổi tiếng với núi Hàm Rồng, hồ Tơ Nưng, thác Yaly, thác Đá... nằm giữa lòng Trường Sơn hùng vĩ.

Theo truyền thuyết, thuở xa xưa ở vùng đất này không có tên gọi. Nhân ngày hội ở một bộ tộc Djarai, đồng bào tụ họp nhau lại ở nhà rông để ông Phaphai Tobal làm lễ. Trong lúc mọi người đang nhảy múa, ca hát theo tiếng cồng, tiếng trống, say sưa bên các ché rượu thơm ngon thì một cuộc xô xát giữa hai người con trai của vị tộc trưởng diễn ra ác liệt. Họ tranh giành quyền lực để kế vị người cha già yếu. Để phân giải, hai người con trai phải dùng sức mạnh bứt đứt đuôi trâu. Kết quả, người con trưởng thắng.Từ đó, người ta đặt tên cho vùng đất này là Pleiku.

Pleiku bây giờ là vùng đất hứa của Tây Nguyên. Một màu xanh mượt mà của các đồi trà, cà phê, cao su, cây ăn trái nối tiếp nhau hòa lẫn cùng màu xanh của núi rừng bạt ngàn.

Pleiku từ lâu nổi tiếng là xứ sở của loại trà ngon - trà Biển Hồ, Bàu Cạn - từng cạnh tranh với trà Blao (Bảo Lộc), Bắc Thái, Phú Thọ. Trà có mặt ở Pleiku từ những năm đầu thế kỷ 20, có phẩm chất độc đáo, nước trong xanh, vị thanh dịu, mùi thơm ngon. Sau trà, Lệ Cần, Lệ Chí nổi tiếng với giống khoai lớn củ, mỏng vỏ đỏ da, ruột đỏ như lòng đỏ trứng gà, ngọt, bùi, thơm ngon... được chở đi tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung.

Nếu có dịp đến thăm Pleiku vào mùa mưa, các bạn sẽ được thưởng thức món bắp rẫy. Loại bắp Xà Ró, bắp Giang lớn trái, to hạt, màu nâu hay màu trắng, no tròn tràn đầy nhựa sống được bày bán khắp các phố chợ và nương rẫy, giá rất rẻ.

Mùa mưa là mùa thu hoạch măng rừng. Măng le ở Pleiku ngon nổi tiếng được mọi người ưa dùng.
“Ai về nhắn với nẫu nguồn
Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”
Măng tươi đem luộc để tiêu thụ liền hay đem phơi khô, ép lại thành từng tấm mỏng bỏ vào hộp giấy chở đi bán khắp nơi trong nước. Những món ăn như: gà hầm, cá ám, vịt tiềm, mực xào... mà thiếu măng le kể như mất ngon.
Đến Pleiku các bạn có thể theo Quốc lộ 14 đi về hướng Kontum, đến Km7 sẽ gặp Biển Hồ, tức hồ Tơ-nưng. Đây là biển nước mênh mông, bàng bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Xung quanh Biển Hồ là cả một vườn hoa, nhiều nhất là hoa ê-ban màu sữa chấm phá lung linh giữa không gian xanh biếc, hoa mua màu tim tím, hoa ngải màu vàng, hoa súng màu phơn phớt trắng hồng... khiến ta lâng lâng cảm khái. Biển Hồ là nơi cư trú của các loài chim như chim sin sít mỏ hồng có bộ lông tím, chim cuốc đen thui thủi, chim bói cá có màu da cam lẫn xanh biếc... Biển Hồ còn là vựa cá ở Tây Nguyên gồm đủ loại cá nước ngọt. Vào những đêm trăng thanh gió mát, Biển Hồ đẹp lạ lùng. Các bạn có thể vào các buôn lân cận thưởng thức món thịt rừng bên bếp lửa hồng, tha hồ mà “hỏa”, “nhum” bên cạnh các cô sơn nữ hoặc thuê thuyền độc mộc nhẹ bơi vào màn sương đêm huyền ảo phủ trùm lên mặt nước bao la.


Theo Quốc lộ 19, bạn theo hướng biên giới thăm núi Hàm Rồng. Núi cao hơn 1.000m, miệng núi tỏa rộng, oai nghiêm như con rồng đang há miệng. Từ trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm phong cảnh thơ mộng của hồ Ja-băng và hồ Tơ-nưng như hai chị em sinh đôi, thông với nhau nhờ con suối ngầm sâu dưới lòng đất.

Vào các dịp lễ hội như hội ăn tạ nhà mả (Pơ-thi), Tết cơm mới, lễ đâm trâu..., Pleiku sẽ lôi cuốn các bạn vào cuộc vui say bất tận, quên hẳn ngày về.